1. Tiêu chuẩn Việt Nam về thang máy gia đình
Nhà nước đã ban hành những tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về tính an toàn đối với các sản phẩm thang máy gia đình. Trước khi lắp đặt, đưa vào sử dụng, thang máy cần phải được kiểm định và thông qua các tiêu chuẩn như sau:
- TCVN 5744: 1993 Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy
- TCVN 5866: 1995 Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí
- TCVN 5867:1995: Tiêu chuẩn về an toàn cabin, ray dẫn hướng, đối trọng thang máy
- TCVN 6904: 2001 Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy
- TCVN 6905: 2001 Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy
- TCVN 6395:2008 Quy chuẩn thang máy gia đình
- TCVN 6396-28: 2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy
Thang máy gia đình cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn kể trên nhằm đảm bảo chất lượng thang máy tốt nhất, mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
2. Quy định về thiết kế, lắp đặt thang máy
Theo thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình”, thang máy cho các công trình nhà ở cần phải đảm bảo những quy định sau đây.
- Tải trọng tối thiểu thang máy gia đình phải đạt 115kg; không nhỏ hơn 200kg/m2 sàn cabin.
- Diện tích hữu ích sàn cabin thang máy không được lớn hơn 1.6m2; kích thước các cạnh cabin nhỏ nhất phải đạt 60mm.
- Khoảng cách từ phần thấp nhất của đáy cabin và giảm chấn phải đạt từ 250mm trở lên và không được vượt quá 750mm. Khoảng cách giữa cabin và đối trọng tối thiểu là 20mm. Khoảng cách giữa sill cửa tầng và sill cabin phải nhỏ hơn 30mm
- Hành trình của thang máy gia đình không vượt quá 15m.
- Nhiệt độ phòng kỹ thuật của thang máy phải luôn duy trì từ 5 độ C đến 40 độ C
- Cửa thang máy gia đình phải có chiều cao lớn hơn 1850mm
- Chiều thông thủy cabin thang máy phải từ 2m trở lên.
3. Quy định về quy trình nghiệm thu thang máy
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thang máy gia đình thì cần được chạy thử và tiến hành kiểm tra theo các quy định nghiệm thu nhà nước đưa ra. Quá trình này hoàn tất và đáp ứng được tiêu chuẩn đặt ra thì thang máy mới được cấp phép sử dụng và nghiệm thu để đưa vào sử dụng. Các hạng mục nghiệm thu thang máy gia đình cần được kiểm tra là:
- Tải trọng, thiết kế thang máy gia đình
- Tốc độ, định mức thang máy gia đình
- Kích thước cabin, kích thước cửa thang máy
- Độ chính xác khi dừng tầng
- Độ ổn định của các thiết bị an toàn, hệ điều khiển thang máy
4. Quy định về kiểm định an toàn thang máy
Cũng trong thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình, thang máy được đưa vào sử dụng phải được thông qua các kiểm định an toàn. Dù là kiểm định theo định kỳ hay kiểm định bất thường thì đều phải tuân theo thông tư do Bộ Lao động – Thương binh Xã hội ban hành.
Với thang máy gia đình hoạt động trong điều kiện bình thường, chu kỳ kiểm định không được vượt quá 3 năm. Những thang máy đã cũ, sử dụng trong thời gian trên 10 năm cần phải được kiểm định 2 năm một lần. Nếu thang máy gia đình có trục trặc hay có dấu hiệu hỏng, chu kỳ kiểm định có thể ngắn hơn mức quy định tùy theo yêu cầu của chủ nhà và đơn vị cung cấp.
Trên đây là những quy định, tiêu chuẩn về thang máy gia đình bắt buộc phải tuân thủ. Chủ đầu tư cần nắm rõ để thực hiện theo nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng. Hãy chọn một công ty thang máy uy tín với nhiều năm kinh nghiệm để quá trình lắp đặt được thuận lợi và cam kết đúng quy định, tiêu chuẩn.
Bình luận