Lựa chọn một chiếc thang máy phù hợp cho mục đích sử dụng của gia đình đang là mối quan tâm của nhiều gia chủ khi quyết định lên đời cho không gian ngôi nhà của mình. Khách hàng cần biết một số thông số kỹ thuật khi quyết định xây dựng để tránh những lỗi cho công trình thang máy của gia đình mình.
Giếng thang máy là gì?
Giếng thang máy là phần không gian hình lăng trụ (tròn, bát giác, tam giác) để cabin thang máy có thể hoạt động lên xuống. Kích thước giếng thang là kích thước mặt cắt ngang của giếng thang, bao gồm phần kết cấu khung và cabin thang máy. Kích thước giếng thang phụ thuộc vào tải trọng, chủng loại thang, diện tích và khả năng đáp ứng của công trình
Kích thước thông thuỷ – Kích thước phủ bì
Thang máy dành cho gia đình không chỉ là giải pháp đi lại mà còn là giải pháp kiến trúc cho ngôi nhà của bạn. Lựa chọn được tải trọng phù hợp với mục đích sử dụng nhằm hài hòa không gian, tiết kiệm diện tích và tiết kiệm chi phí là ưu tiên hàng đầu.
Bởi vậy, có thể nói tải trọng là yếu tố đầu tiên khách hàng phải nghĩ đến trong rất nhiều các thông số thang máy gia đình. Tải trọng thang máy gia đình càng cao, yêu cầu về không gian càng lớn, chi phí lớn hơn và nếu bạn sử dụng không hiệu quả thì đó là một sự lãng phí.
Đối với những căn nhà nhỏ, thang máy thường được thiết kế trong lòng thang bộ, tải trọng phổ biến nhất là 250kg (cho 3 – 4 người đi). Đối với những ngôi nhà lớn hơn, cần sự đa năng hơn chúng ta có thể nghĩ đến tải trọng từ 450 kg trở lên cho khoảng 6 – 7 người đi.
Kích thước thông thuỷ giếng thang là kích thước từ mép trong đến mép trong của giếng, hiểu đơn giản đó là phần nước có thể len vào mà không gặp bất cứ sự cản trở nào. Kích thước phủ bì là kích thước bao gồm cả phần xây dựng giếng thang. Hai khái niệm này nếu không hiểu rõ sẽ rất dễ gây nhầm lẫn khiến cho việc thi công xảy ra các lỗi cơ bản nhất.
Chiều rộng giếng thang là chiều bố trí cửa thang máy, chiều sâu là chiều còn lại.
Ví dụ: khi tư vấn kỹ thuật thông báo giếng thang là 1500mm x 1600mm thì chúng ta hiểu là đó là kích thước thông thuỷ giếng thang, chiều rộng là 1500mm và chiều sâu là 1600mm
Hành trình – OH – Hố Pit – Phòng máy
Các khái niệm này rất cơ bản trong quá trình lắp đặt và xây dựng, có thể hiểu:
Hành trình: Là khoảng cách từ điểm dừng đầu tiên đến điểm dừng cuối cùng
Phòng máy: là nơi lắp đặt động cơ, tủ điều khiển của thang máy. Với thang máy có phòng máy thì phòng máy được đặt trên đỉnh giếng thang, chiều cao phòng máy từ 1800mm đến 2200mm. Thang máy không có phòng máy thì động cơ được đặt trong giếng thang.
OH – Overhead: là khoảng cách từ điểm dừng cuối cùng lên đỉnh của giếng thang. Chiều cao tầng trên cùng phụ thuộc vào công nghệ thang máy, loại thang có phòng máy, hay không cũng như vị trí lắp đặt. Đối với thang máy gia đình Getis yêu cầu chiều cao tầng trên cùng rất thấp, chỉ từ 2450mm, thậm chí chưa bằng 01 tầng tiêu chuẩn của ngôi nhà cấp 4 (khoảng 3000mm), bởi vậy nhiều gia đình đã có thể lắp đặt thang máy lên tận tầng tum.
Hố Pit: Khoảng cách từ điểm dừng thấp nhất đến đáy giếng thang, thường được thiết kế nằm ở vị trí âm so với mới mặt đất
Trong các loại thang máy gia đình, thang máy công nghệ cáp kéo thường yêu cầu về chiều sâu hố pít lớn hơn so với thang thủy lực. Điều này bạn phải lưu ý khi lựa chọn loại thang phù hợp, đặc biệt là khi bạn cải tạo nhà, không muốn hoặc không thể đào sâu hố pít do vướng các công trình ngầm hoặc bạn cần lắp thang máy từ tầng 2 trở lên. Một gợi ý tuyệt vời cho bạn: Thang máy gia đình Getis với tiêu chí 3 không:
- Không hố PIT
- Không phòng máy
- Không tốn diện tích
Với lựa chọn này, bạn chỉ cần một hố PIT có độ sâu rất nông chỉ từ 10 – 15 cm (chỉ hơn nửa gang tay) là có thể có được chiếc thang máy gia đình phù hợp với yêu cầu của bạn.
Bình luận